SK Telecom tung Galaxy S25 giá 5 triệu để giữ khách khi phải đối mặt với làn sóng rời mạng sau sự cố hack thẻ SIM
Ngày 28-4, theo thông tin từ ngành viễn thông Hàn Quốc, SK Telecom (nhà mạng có số lượng thuê bao lớn nhất trong nước) đang ghi nhận tốc độ rời mạng tăng mạnh sau sự cố lộ thông tin USIM của khách hàng.

Cụ thể, chỉ riêng ngày 26-4, đã có 1665 thuê bao SKT chuyển sang các nhà mạng khác. Trong đó, 1280 người chuyển sang KT và 385 người chuyển sang LG Uplus. Nếu tính cả số lượng thuê bao chuyển sang các nhà mạng giá rẻ (알뜰폰), con số thực tế dự kiến còn cao hơn. Trước đây, SKT vốn có xu hướng sụt giảm thuê bao nhẹ theo thời gian do thị trường bão hòa. Tuy nhiên, lượng thuê bao rời mạng hiếm khi vượt quá 200 người/ngày. Việc ghi nhận hơn 1000 người rời mạng chỉ trong một ngày cho thấy rõ tác động trực tiếp từ sự cố hack dữ liệu USIM.
Cùng ngày, SKT bắt đầu triển khai dịch vụ đổi USIM miễn phí trên toàn quốc nhằm trấn an khách hàng. Tuy vậy, số lượng người yêu cầu chuyển mạng tăng đột biến đã dẫn đến tình trạng nghẽn hệ thống. Trên các diễn đàn mạng, xuất hiện tin đồn rằng hệ thống xác nhận chuyển mạng của SKT bị lỗi và ngưng hoạt động. SKT ngay lập tức phủ nhận thông tin này, cho biết không có lỗi hệ thống, nhưng thừa nhận tổng đài chăm sóc khách hàng đang quá tải vì lượng cuộc gọi yêu cầu đổi USIM và chuyển mạng tăng đột ngột.
Để ngăn chặn đà sụt giảm, SKT đã triển khai các chương trình hỗ trợ mạnh tay. Theo giới kinh doanh di động, khách hàng từ nhà mạng khác chuyển sang SKT hiện có thể mua Galaxy S25, mẫu flagship mới nhất của Samsung với giá chỉ khoảng 5 vạn won (gần 5 triệu đồng), hoàn tất thanh toán trong một lần. Một số cửa hàng còn quảng cáo Galaxy S25 dưới dạng “điện thoại miễn phí” để thúc đẩy việc chuyển mạng. Ngoài ra, đã xuất hiện chỉ đạo nội bộ yêu cầu các đại lý ưu tiên sử dụng thẻ SIM mới cho khách hàng mở số mới thay vì phục vụ khách hàng đến đổi SIM, dẫn đến làn sóng phàn nàn trong cộng đồng người dùng SKT.

Trước những phản ánh về tình trạng "trợ giá quá mức" và việc phân bổ thẻ SIM bất hợp lý, Ủy ban Phát thanh và Truyền hình Hàn Quốc (방송통신위원회) cho biết sẽ tiến hành kiểm tra. Cơ quan này khẳng định Luật Cải cách cơ cấu phân phối điện thoại di động (단통법) vẫn còn hiệu lực cho đến cuối tháng 7 và sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm.
Bình luận 0

Tin tức
Năm ngoái, mỗi người dân Hàn Quốc tiêu thụ 30kg thịt lợn… “Ưa chuộng thịt ba chỉ”

Sinh viên trường Y Đại học Yonsei bị nghi ngờ bị ép tham gia nghỉ học… Cảnh sát vào cuộc điều tra

Khai giảng chỉ còn một ngày... nhưng 1/4 trường y trên toàn quốc không có sinh viên đăng ký học

"Những phiên bản của Địa ngục": Trò chơi Con mực và các trung tâm dành cho người vô gia cư trong lịch sử Hàn Quốc

Nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ tăng gấp 5 lần… Số ca suy giảm thính lực gia tăng nhanh chóng
Cảnh báo viêm phổi… Nguyên nhân tử vong đứng thứ 3 tại Hàn Quốc
“Seoul chỉ còn 48 căn hộ”... Kế hoạch mở bán tháng 3 của các công ty bất động sản tầm trung
Nhà đầu tư cá nhân thu lợi khủng khi các mã cổ phiếu chạm đáy và phục hồi!

Chi phí ăn uống của nhóm 20% thu nhập thấp nhất tăng vọt 40% trong 5 năm
Câu chuyện về các bà mẹ Daechi: Những người phụ nữ dốc toàn lực cho giấc mơ đại học của con

Sinh ra để chiến đấu: Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc

Mức Cortisol buổi sáng ở người lao động làm ca bất thường so với người lao động làm giờ hành chính

Dù ông Yoon bị bắt, các cuộc bổ nhiệm vẫn tràn lan… Tranh cãi về ‘nhân sự trả ơn’ tại Yongsan

Lượng calo ẩn nấp trên bàn tiệc Chuseok

Tên mới, cuộc sống mới
